Home Tin tức Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức đoàn khảo sát việc thi hành Pháp lệnh Thư viện trên địa bàn Hà Nội
Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức đoàn khảo sát việc thi hành Pháp lệnh Thư viện trên địa bàn Hà Nội PDF. In Email

Từ ngày 13/9 đến 17/9/2018, Đoàn đại biểu Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đến khảo sát về việc thi hành Pháp lệnh Thư viện tại một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội. Tham gia đoàn đại biểu gồm bà Hoàng Thị Hoa - Phó Chủ nhiệm UBVHGD; ông Nguyễn Quốc Hưng-Uỷ viên thường trực UBVHGD; ông Phan Viết Lượng-Uỷ viên thường trực UBVHGD; ông Vũ Minh Đạo-Vụ trưởng Vụ Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; bà Nguyễn Thị Sáu - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Văn phòng Quốc hội; Lãnh đạo Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL và ông Nguyễn Hữu Giới-Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam (với tư cách Chuyên gia) và các chuyên viên của Văn phòng Quốc hội và Vụ Thư viện.

* Sáng ngày 13/9; Đoàn khảo sát làm việc với Thư viện Quốc gia VN. Tiếp đoàn có bà Kiều Thuý Nga-Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam cùng các ông bà Phó Giám đốc, Trưởng các phòng chức năng của đơn vị. Thay mặt cho TVQG, bà Kiều Thuý Nga đã trình bày báo cáo về việc thi hành Pháp lệnh Thư viện, trong đó có những mặt được và chưa được-nhất là hạn chế, bất cập trong khi triển khai pháp lệnh thư viện ở VN. Để hoàn thiện nội dung Luật Thư viện và hệ thống các văn bản pháp luật về thư viện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho thư viện hoạt động hiệu quả, tạo đà cho ngành Thư viện phát triển đồng thời phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, TVQG có một số kiến nghị; đó là: 1. Sớm ban hành Luật Thư viện, trong đó một trong những nội dung quan trọng là phân chia loại hình thư viện cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các thư viện, không dựa vào chủ thể đầu tư, trong đó, Thư viện Quốc gia Việt Nam cần được coi là loại hình thư viện đặc biệt không nằm trong loại hình thư viện công cộng như hiện nay, đồng thời phải được vận hành theo xu thế chung của các thư viện quốc gia thế giới, như Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) năm 1991 đã công bố tài liệu Vai trò của thư viện quốc gia trong môi trường thông tin, đã nêu ra 12 chức năng phổ biến của thư viện quốc gia, trong đó có 2 chức năng quan trọng là: Thực hiện việc chỉ đạo ở cấp quốc gia đối với các hoạt động thông tin và thư viện; Là trung tâm của sự nghiệp thư viện và động lực chủ yếu của sự phát triển thư viện. 2. Nên bỏ quy định về xếp hạng thư viện. Mục tiêu của việc xây dựng Luật Thư viện là tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy đầu tư, sự phát triển cho các thư viện nhưng thực tiễn quy định về phân hạng thư viện chưa giải quyết được vấn đề này. 3. Hoàn thiện, ban hành mới các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách nhà nước về thư viện như: chế độ ưu đãi, độc hại, phụ cấp… Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chính sách đầu tư của nhà nước đối với thư viện công cộng. Tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện hoặc ban hành các Quy chế mẫu. 4. Cần phân định rõ lại chức năng, nhiệm vụ của Vụ Thư viện và Thư viện Quốc gia Việt Nam, đặc biệt đối với nội dung về hướng dẫn nghiệp vụ. Theo đó, Vụ Thư viện có trách nhiệm hướng dẫn về chiến lược, chính sách, quy định liên quan đến nội dung hoạt động thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam hướng dẫn về các kỹ năng ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ thư viện. 5. Phối hợp với các bên liên quan ban hành các chính sách và hướng dẫn thực hiện các dịch vụ số hoá, nhân bản tài liệu trong thư viện. Đây là những vấn đề các thư viện nước ta đang rất vướng và có cách hiểu không thống nhất gây khó khăn cho hoạt động thư viện trong kỷ nguyên số.

* Chiều ngày 13.9, Đoàn khảo sát của Ủy ban VHGDTNTNNĐ Quốc hội đã làm việc với Thư viện KH&CN, thuộc Cục Thông tin KH-CN Quốc gia. Hiện nay, Thư viện KH&CN Quốc gia có cơ sở dữ liệu trong nước gồm 240.000 tài liệu toàn văn công bố khoa học trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị hội thảo; 26.000 báo cáo kết quả nghiên cứu các cấp; nguồn tin truyền thống gồm 350.000 sách, 7.700 tên tạp chí. Nguồn tin quốc tế gồm 40 triệu tài liệu KH-CN từ các cơ sở dữ liệu KH-CN nổi tiếng trên thế giới như ScienceDirect, Scopus, Springer Nature, IEEE, ACS, ProQuest Central…

Nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc khai thác trực tuyến các CSDL KH-CN, năm 2017, Thư viện KH-CN quốc gia đã đẩy mạnh phục vụ bạn đọc theo các phân khúc: Gói cơ bản dành cho đối tượng sinh viên, được truy cập CSDL STD, KQNC, ProQuest Central; Gói nâng cao dành cho cán bộ, giảng viên, học viên cao học, được truy cập các CSDL trong nước và quốc tế của Cục Thông tin, trừ CSDL ScienceDirect; Gói đặc biệt dành cho các nhiệm vụ KH - CN cấp quốc gia, được truy cập mọi CSDL trong nước và quốc tế của Cục Thông tin, bao gồm cả CSDL ScienceDirect. Việc phục vụ bạn đọc từ xa theo từng phân khúc trên giúp đáp ứng sát nhu cầu của từng nhóm người dùng, nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin KH-CN, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin KHCN sử dụng ngân sách nhà nước, đưa các kết quả nghiên cứu tới công chúng nhằm nâng cao vai trò của KH-CN đối với phát triển kinh tế-xã hội, Điểm truy cập mở thông tin KH-CN quốc gia đã được khai trương vào tháng 5/2017. Đây là địa điểm thuận lợi, tiện nghi để công chúng, các nhà khoa học, học viên, sinh viên và toàn thể nhân dân tìm hiểu, tiếp cận các nguồn thông tin KH-CN có giá trị trong nước và quốc tế, phục vụ “mở” đối với mọi tầng lớp nhân dân, phục vụ học tập, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh. Thư viện KH-CN kiến nghị Ủy ban của Quốc hội có sự phân cấp quản lý rõ ràng cho hệ thống thư viện chuyên ngành, đa ngành; xây dựng chính sách động viên, khuyến khích; bảo đảm quyền lợi cho cán bộ thư viện như: chế độ tiền lương, chế độ làm ngoài giờ và phụ cấp độc hại. Đặc biệt, có chính sách linh hoạt đối với vấn đề bản quyền tác giả trong thư viện với mục đích phục vụ bạn đọc; có quy định cụ thể về việc sử dụng phí dịch vụ thư viện. ..

 * Sáng ngày 14.9, Đoàn khảo sát của Ủy ban VHGDTNTNNĐ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thị Hoa làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Trung tâm TT-TV, Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN và Thư viện Tạ Quang Bửu (ĐHBKHN) là những đơn vị hàng đầu trong hệ thống hơn 230 thư viện trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐHQG HN là mô hình Thư viện đại học Việt Nam đầu tiên có tư cách pháp nhân, được tự chủ trong nhiều lĩnh vực hoạt động trong đó việc lựa chọn và áp dụng các chuẩn nghiệp vụ thư viện quốc tế trong xử lý và tổ chức, sắp xếp kho tài liệu in cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại để xử lý và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số. Thư viện Tạ Quang Bửu (ĐHBK Hà Nội) cũng được đánh giá là thư viện đại học mạnh, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tài liệu phong phú, thường xuyên được bổ sung. Trong bối cảnh phát triển của khoa học-công nghệ, cả hai đơn vị đều chủ động trong nghiên cứu và tiếp cận công nghệ để đổi mới hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐHQGHN đã xây dựng nền tảng cơ bản của thư viện số, với gần 54 nghìn tên tài liệu, hơn 2,5 triệu trang; nâng cấp, phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện theo hướng tích hợp giải pháp công nghệ hiện đại: Truy cập từ xa, truy cập qua thiết bị di động, scan tài liệu, hỗ trợ trực tuyến qua hệ thống Chat online, dịch vụ học tập nghiên cứu theo chủ đề, dịch vụ tự mượn trả và trả sách 24/7, dịch vụ mượn tài liệu số (Bookworm). Thư viện Tạ Quang Bửu (ĐHBK Hà Nội) ứng dụng công nghệ thông tin từ năm 1995; tổ chức kho mở, phòng đọc chuyên ngành tự chọn từ năm 2007 tổ chức kho mượn tự chọn từ đóng - bán mở đến kho mở hoàn toàn vào năm 2017, giúp sinh viên tiếp cận kho sách và chủ động lựa chọn tài liệu; thay đổi phương thức phục vụ, thu hút sinh viên đến thư viện... Trung tâm TT-TV (ĐHQGHN) và Thư viện Tạ Quang Bửu (ĐHBKHN) đã kiến nghị với Đoàn khảo sát cần đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các thư viện đầu mối trong hệ thống thư viện đại học, từ đó liên kết, chia sẻ CSDL cho hệ thống để lan tỏa tri thức một cách rộng rãi; làm rõ mô hình và đầu tư phát triển thư viện số, làm nền tảng tạo nên xã hội thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0...

* Sáng 17.9, Đoàn khảo sát của Ủy ban VHGDTNTNND Quốc hội đã làm việc với Thư viện Quân đội về việc thi hành Pháp lệnh Thư viện. Theo báo cáo, hệ thống thư viện quân đội có hơn 600 thư viện và hàng nghìn tủ sách phòng Hồ Chí Minh với gần 1.000 cán bộ thư viện chuyên trách, kiêm nhiệm. Những năm qua, hệ thống thư viện toàn quân đã xây dựng và phát triển văn hóa đọc rất hiệu quả; đạt được nhiều thành tựu rất to lớn. Đại diện Thư viện Quân đội kiến nghị với Đoàn cần tăng cường pháp chế thư viện, trước hết ban hành Luật Thư viện, như là giải pháp đột phá đẩy mạnh hoạt động thư viện-thiết chế văn hóa không thể thiếu trong xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ CNH-HĐH. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống chính sách VBPQ về thư viện như: cơ chế tài chính, xây dựng CSVC, bản quyền tác giả, nâng cao chất lượng hoạt động thư viện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, cần nghiên cứu, xem xét tính đặc thù của Thư viện Trung ương Quân đội, để xếp loại phù hợp, nhằm có mức quan tâm đầu tư thỏa đáng, cho thư viện đứng đầu toàn quân trong tương lai.

Đoàn khảo sát Ủy ban VHGDTNTNNĐ Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Bộ KH&CN, Bộ Quốc phòng và Lãnh đạo ĐHQG Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đối với hoạt động thông tin-thư viện những năm qua. Những kiến nghị của các đơn vị sẽ được Đoàn tổng hợp vào báo cáo khảo sát cũng như xem xét trong quá trình thẩm tra dự án Luật Thư viện sắp tới. góp phần tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ngành Thư viện trong đời sống văn hoá, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân./.

 Một số hình ảnh cùng sự kiện:

 alt

Bà Hoàng Thị Hoa- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội điều hành buổi khảo sát tại Thư viện Quốc gia VN (sáng 13/9/2018)

alt 

Bà Kiều Thuý Nga - Giám đốc TVQGVN trình bày Báo cáo về việc thi hành Pháp lệnh Thư viện

alt 

alt

Các đại biểu Đoàn khảo sát của Quốc hội tham quan các phòng, bộ phận của TVQGVN

2018-09-18-ubqh- 1

 Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ Quốc hội Hoàng Thị Hoa-Trưởng Đoàn khảo sát - phát biểu tại buổi làm việc với Thư viện Cục KH&CN Quốc gia (chiều 13/9)

2018-09-18-ubqh- 2

 Các đại biểu Đoàn khảo sát của Quốc hội thăm Điểm truy cập mở thông tin KH-CN Quốc gia (tại số 24 Lý thường kiệt Hà Nội)

2018-09-18-ubqh- 3

 Đoàn khảo sát của Ủy ban VHGDTNTNND Quốc hội thăm phòng đọc tại Thư viện Tạ Quang Bửu (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sáng 14/9)

2018-09-18-ubqh- 4

Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTN TN &NĐ Quốc hội Hoàng Thị Hoa phát biểu tại buổi làm việc với Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐHQG HN (chiều 14/9)

2018-09-18-ubqh- 5 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTN,TN&NĐ Quốc hội Hoàng Thị Hoa và Đoàn khảo sát làm việc tại Thư viện Trung ương Quân đội (sáng 17/9)

2018-09-18-ubqh- 6 

Giám đốc Thư viện Quân đội, Đại tá Trần Thị Bích Huệ Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh thư viện và kiến nghị, đề xuất với đoàn khảo sát

______________

Tin và ảnh: Hồng Vân (TVQGVN)- Nguyên Anh (Báo Người đại biểu nhân dân) &  Hữu Giới (Hội thư viện VN)

 

TIN MỚI

DANH MỤC THƯ MỤC ĐỊA CHÍ

danh-muc-2022-1

ĐỐI TÁC

nlv

2018-idt-ads

2023-03-25-quang-cao-slibvn

2022-kipos-ads-2

2021-dl-ads-1

2018-ted-ads-1

saomai-logo-final